CHUYÊN ĐỀ GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 11
Kính
thưa quý thầy cô giáo và các em học sinh thân mến!
Khi mùa thu
dần đi qua, khi cái nắng vàng hanh dần mất vẻ rực rỡ trên các tán lá cây, khi
ngọn gió heo may từng cơn nhẹ lướt trên cánh đồng rộng tạo cho ta cảm giác se
lạnh nơi da thịt. Vậy là đông đã sang cũng là lúc thích hợp đọc những tập
truyện ngắn có tựa gợi đến không khí se lạnh như thế này, cảm giác đọc vừa thấy
thích thú vừa thấy ngấm sâu hơn những câu chữ của tác giả, hệt như một cốc trà
túi lọc, càng ngâm lâu càng đậm màu. Và hôm nay thư viện kính giới thiệu đến
quý bạn đọc tập truyện ngắn” Gió lạnh đầu mùa” của tác giả Thạch Lam.
Thạch
Lam sinh năm (1909
– 1942)Tên thật là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi là Nguyễn Tường Lân. Quê nội làng
Cẩm Phô, Hội An, Quảng Nam. Quê ngoại Cẩm Giàng, Hải Dương. Thuở nhỏ, Thạch Lam
sống với gia đình ở quê ngoại, sau đó theo cha chuyển sang Thái Bình tiếp tục
bậc tiểu học. Lớn lên, ông cùng gia đình chuyển ra Hà Nội, học trường Canh
nông, rồi trường Trung học Albert Saraut. Thạch Lam bắt đầu hoạt động văn học
từ 1932, thành viên của Tự lực văn đoàn. Ông tham gia biên tập các tờ tuần báo
Phong hóa, Ngày nay. Thạch Lam mất vì bệnh lao năm 1942 tại Hà Nội.
Tác phẩm chính: Các tập truyện ngắn Gió đầu mùa (1937), Nắng trong vườn (1938),
Sợi tóc (1942), tiểu thuyết Ngày mới (1939), tập tiểu luận Theo dòng (1941)…
Giọng văn
Thạch Lam luôn du dương, êm đềm, các truyện ngắn của ông thường không có cốt
truyện, nhưng lại vẫn lôi cuốn người đọc một cách lạ kì. Thứ nhất là vì nhân
vật của ông không hình tượng hóa mà lại là những nhân vật hết sức đời thường,
thật đến phi thường, có thể là một anh phu xe có cả gia đình nghèo nheo nhóc
phía sau đang chờ anh cáng đáng, cô dâu tuổi dậy thì như Dung - người mà cả bố
mẹ đẻ lẫn bố mẹ chồng đều lạnh lùng hắt hủi để rồi cô bơ vơ cô độc giữa cuộc
đời bế tắc mà nuốt nước mắt vào trong... Chính bởi cách xây dựng nhân vật tài
tình khéo léo như vậy nên văn Thạch Lam tựa như những áng thơ, vừa đẹp vừa nên
thơ mà lại man mác một màu buồn vô hình khó tả.
Đây là
cuốn “Gió lạnh đầu mùa”. Về hình thức: Bìa sách được trình bày rất trang nhã và
giàu ý nghĩa biểu tượng: Phía trên là tên tác giả được in đậm, rõ nét, màu
trắng trên nền xanh lam. Phía dưới là tên tác phẩm gợi cho người đọc có cảm
giác như có một cơn gió lạnh mới ngang qua. Giữa bìa sách là hình ảnh của những
em bé trong một khung cảnh của những ngày đông giá lạnh được thể hiện trên
những khuôn mặt buồn rầu, lo sợ. Cách trình bày này rất thu hút được sự chú ý
của độc giả.
Sách dày 195 trang gồm 23 chương truyện, được in trên
khổ giấy 13.5cm x 20.5cm, gọn ghẽ, xinh xắn.
Cuốn sách được xuất bản năm 2014 bởi Nhà xuất bản Văn học.
Gió Lạnh Đầu Mùa là tập
truyện ngắn của Thạch Lam. Với bút pháp chân thực Thạch Lam đã dẫn dắt người
đọc đi từ niềm xúc cảm này đến niềm xúc cảm khác với những cảnh đời không mấy may
mắn...trong một xã hội đầy rẫy những bất công. Mỗi truyện ngắn trong tập truyện đều khiến người đọc
phải suy ngẫm nhiều. Phải thực sự có một tâm hồn tinh tế và nhạy cảm với cuộc
sống con người mà đặc biệt là những người nghèo khổ thì ông mới có được những
trang văn hay, chân thực như thế. Chỉ một "Nhà mẹ Lê" trang 79 đến
trang 86 thôi cũng đủ làm cho cuốn sách trở nên đủ dư vị của nó rồi! và tất cả
những truyện của Thạch Lam đâu đó chứa đựng một ý nghĩa nhân văn sâu sắc, tràn
đầy tình thương và giá trị nhân đạo. Lật từng trang truyện lại rơm rớm nơi khóe
mi chút gì đó thương cảm cho số phận của những con người trong những năm tháng
gian khổ.
Truyện Gió Lạnh Đầu Mùa, đó là tình người
ấm áp như chiếc áo mùa đông đã nảy nở trong lòng hai em nhỏ: Hai chị em Lan,
Sơn mặc áo ấm ra chợ chơi với bọn trẻ nhà nghèo thấy Hiên con bé hàng xóm co ro
bên cột quán mặc manh áo rách tả tơi bèn chạy về nhà lấy áo bông cũ đem cho nó
mặc. Mẹ Lan thấy nhà Hiên nghèo khổ bèn cho mẹ nó mượn năm hào may áo. Đó là
tình cảm đùm bọc, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau trong câu chuyện mà tác giả muốn
gửi tới chúng ta các em hãy tìm đọc từ trang 93- đến trang 98 của câu chuyện.
Đọc
truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa của nhà văn Thạch Lam, có nhà nghiên cứu văn học
đã nhận xét: "... Đọc Gió lạnh đầu mùa, người đọc vẫn thấy thú vị khi được
cùng với nhân vật cảm nhận thấm thía bằng cảm giác, bằng tâm hồn những đổi thay
của cảnh sắc; không khí thiên nhiên lúc chuyển mùa, của không khí sinh hoạt gia
đình lúc có cơn gió lạnh đầu mùa tràn về. Tất cả đều quen thuộc mà mới mẻ, bình
dị mà vẫn bàng bạc chất thơ".
Chúng
ta hãy cùng đọc và cảm nhận, hãy luôn nuôi dưỡng trong trái tim mình những viên
đá ngủ sắc yêu thương để tô vẻ cho đời màu sắc của hòa bình và hạnh phúc. Tình
yêu thương chính là một phẩm chất đạo đức, nhân cách cao quý mà ai ai cũng nên
có và phát huy. Có một câu nói rất hay đó là: Nơi lạnh lẽo nhất không phải là
Bắc cực mà là nơi không có tình thương.
Kính
mời quý thầy cô và các em đón đọc!
Cao Quảng, ngày tháng 11 năm
2019
Người thực hiện HIỆU TRƯỞNG
Đậu Thị Hằng
Nguyễn Thanh Xuân
admin